
LOÉT SỌC MẶT CẠO – KẺ BÍ ẨN LÀM GIẢM TUỔI THỌ CỦA CAO SU

LOÉT SỌC MẶT CẠO LÀ GÌ?
Mặt cạo trên cây cao su là bộ phận khai thác quan trọng của cây cao su và dễ bị nhiễm bệnh nguy hiểm nhất vào mùa mưa.
Bệnh được biết dưới nhiều tên như sọc đen, loét sọc mặt cạo, thối mặt cạo…
Đồng thời bệnh hủy hoại mặt cạo làm giảm sản lượng mủ, giảm chất lượng của mủ cũng như khó khăn cho việc khai thác sau này.
Loét sọc mặt cạo, còn được gọi là sọc đen, thối mặt cạo, là một bệnh cây trồng nguy hiểm gây ra bởi nấm Phytophthora palmivora (Bult.) Bult, P. botryosa Chee và P. meadii Mc Rae.
HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LOÉT SỌC MẶT CẠO
Hậu quả của bệnh loét sọc mặt cạo

1. Vỏ cây thối nhũn: Các vết bệnh lan rộng và khiến vỏ của cây cao su bị thối nhũn. Điều này không chỉ làm cho cây trở nên yếu đuối, mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các loài côn trùng gây hại.
2. Dịch màu vàng và mùi hôi thối: Các vết thương bị nhiễm bệnh thường tạo ra dịch màu vàng và có mùi hôi thối khá đặc trưng. Điều này cũng là một biểu hiện rõ ràng của bệnh loét sọc mặt cạo.
3. Sọc đen trên gỗ: Dưới vùng bệnh, gỗ cây cao su có thể xuất hiện sọc đen, đây là dấu hiệu rõ ràng của sự xâm nhập của nấm và bệnh đã gây hại đáng kể.
4. Mối mọt và gãy đổ cây: Nếu bệnh trở nặng, nó có thể làm cho cả mặt cạo bị hủy hoại, tạo điều kiện thuận lợi cho mối mọt xâm nhập và gây ra sự gãy đổ của cây cao su.
5. Mất diện tích mặt cạo và giảm sản lượng mủ: Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh loét sọc mặt cạo là làm mất diện tích mặt cạo và giảm sản lượng mủ, có thể lên đến 100%.
Cách để phòng trừ hiệu quả bà con cần

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, để phát hiện sớm và kịp thời phòng trị bệnh nhằm giảm bớt thiệt hại và hạn chế lây lan.
Dùng Metalaxyl (min 95 %) : 25% w/w pha trong nước và quét một băng rộng 2 – 3cm trên miệng cạo khi bệnh xuất hiện với chu kỳ khoảng 1 tuần/lần cho đến khi cây khỏi bệnh.
Các lô liền kề lô nhiễm bệnh cần phải bôi thuốc phòng bệnh cho toàn bộ cây cạo 1 tháng/lần trong mùa mưa.
Các cây mới mở cạo, bôi thuốc đều toàn bộ mặt cạo.
Các cây cạo khác, bôi thuốc đều trên miệng cạo và thành băng rộng 1 – 1,5 cm trên phần vỏ tái sinh sát miệng cạo.
Lưu ý bôi kỹ miệng tiền và miệng hậu. Đối với vết rập ranh tiền, hậu bôi thuốc kín vết rập.
Nên sát trùng dao bằng các loại thuốc nêu trên nhằm hạn chế bệnh lây lan qua dao cạo.
TRỪ BỆNH LOÉT SỌC MẶT CẠO BẰNG MATAXYL 500
MATAXYL 500 LÀ GÌ? THUỐC TRỊ NẤM BỆNH CAO CẤP

THÀNH PHẦN của MATAXYL 500 LÀ GÌ ( ACODYL 25EC )
Metalaxyl (min 95 %) : 25% w/w
Cùng các thành phần và tá dược khác có trong sản phẩm.
CÔNG DỤNG của MATAXYL 500 LÀ GÌ (ACODYL 25EC )

Thuốc trừ bệnh này chứa Metalaxyl (min 95 %) có công dụng trong việc phòng, điều trị các loại sâu bệnh hoặc các vấn đề cây trồng trong Nông nghiệp.
Đây Là thuốc phòng trừ bệnh phổ rộng có tác dụng lưu dẫn mạnh, thuốc xâm nhập và di chuyển nhanh trong cây để tiêu diệt triệt để nấm bệnh.
Thuốc được đăng ký đặc trị Sương mai/Khoai Tây, Thối rễ/ Hồ Tiêu, Loét sọc mặt cạo/ Cao su.
MATAXYL 500 giúp tăng sức đề kháng cây khỏe, kéo dài thời gian thu hoạch.
https://www.youtube.com/watch?v=vHt9tJ8qjbk
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG của MATAXYL 500 LÀ GÌ ( ACODYL 25EC )

Liều lượng: 10 – 15 g/ 8 lít nước
Thời gian cách ly 10ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 800 lít/ha. Phun thuốc ngay khi bệnh mới xuất hiện, Đối với cây bệnh nặng quét trực tiếp lên thân
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Đường dây nóng: 0776.742.300
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
————————————————————————————————
QUY TRÌNH TRỒNG CÂY
Chuyên thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_dụng cụ nông nghiệp
Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300
1.Link web : Quytrinhtrongcay.com
2.Link web: PhanThuocViệtNam
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI